Tiêu Cát: Tự Văn Hưu, người Lan Lăng (nay là tây bắc thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô), cháu của Lương Vũ Đế. Nhà Lương diệt vong, ông vào Bắc Ngụy làm Nghi đồng. Sau khi nhà Tùy thống nhất, ông làm quan đến chức Thượng nghi đồng, Thái thường; Tùy Dạng Đế lên ngôi, phong ông chức Phủ thiếu khanh. Chết khi đang làm quan. Tiêu Cát là người uyên bác, tinh thông âm dương, thuật đoán mệnh, Thuật Phong thủy. Nhân Thái tử ở Đông cung hay thấy ma quỉ, ông đã lập đàn thần trấn yểm. Lại chọn mộ cho Văn Đế hoàng hậu. Trước tác về phong thủy có Trạch kinh, ý quyển, Táng kinh 6 quyển ; nay đều thất truyền. Song trong trước tác của các nhà phong thuỷ đời sau thường dẫn lời của Tiêu Cát.
Thư Xước: Người Đông Dương (nay thuộc tỉnh Chiết Giang), đời nhà Tùy. Giỏi thuật số địa lý. Tể tướng Dương Cung Nhân muốn dời mộ tổ, bèn mời năm sáu ông thày nổi tiếng trong nước tới, lấy đất ở 4 góc ngôi mộ, mỗi góc 1 đấu, vẽ địa hình ngôi mộ rồi bỏ vào phong bì dán kín lại, đoạn đưa đất ra cho các thày phán. Duy chỉ có Thư Xước nói rằng đất ấy có phúc và miêu tả hình thế giống hệt như thực địa. Thiên hạ nhân đó tôn ông là thánh phong thủy. Đây là một ví dụ điển hình về phép nhìn đạt biết phong thủy thời cổ .
Lã Tài: (665), ngươi đời Đường, ở Thanh Bình, Bác Châu (nay là huyện Liêu, tỉnh Sơn Đông). Giỏi âm dương, thiên văn, phương thuật, địa lý, âm luật học. Thời Trinh Quán vào cung Huyền Văn, làm Lụy thiên thái thường bác sĩ, Thái thường thừa. Từng được triều vào triều san định sách âm dương để ban hành cho thiên hạ. Còn làm “Phương vực đồ”. Các trước tác phần lớn nay đã thất truyền. Hiện còn Tự trạch kinh, Tự táng thư, Tự trạch kinh chuyện bàn về cách phối ngũ tính với ngũ hành để xác định cát hung của nhà ở và huyệt mộ. Táng táng thư thì nói đại ý rằng Táng thư có đến 120 nhà, với đủ thứ thuyết cát hung, cấm kỵ. Song thời thượng cổ chôn cất có ai chọn lựa gì năm tháng ngày giờ chẳng ai tin chuyện lành dữ, cũng không phân biệt họ tên, tước vị, quan chức. Như vậy táng thư chỉ làm bại hoại phong tục, làm những chuyện vô bổ. Lã Tây là người đầu tiên thời cổ đi sâu vào Thuật Phong thủy mà phê phán các yếu tố mê tín.